Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

NGHIỆP ĐOÀN NHẬT THƯỜNG PHỎNG VẤN NGƯỜI LAO ĐỘNG NHỮNG CÂU HỎI SAU


NGHIỆP ĐOÀN NHẬT THƯỜNG PHỎNG VẤN NGƯỜI LAO ĐỘNG NHỮNG CÂU HỎI SAU   

Phỏng vấn là quy định bắt buộc và là yếu tố then chốt để bạn dành lấy cơ hội đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Khi đã lọt vào đến vòng phỏng vấn có nghĩa là cơ hội của bạn lúc này đang rất cao và chỉ cần có được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng ở vòng này, bạn sẽ chính thức “có vé” đi làm việc tại Nhật.Việc trả lời phỏng vấn trước các nghiệp đoàn Nhật Bản là một bước bắt buộc trong quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đối với các thực tập sinh tham gia.


   Qua những buổi phỏng vấn diễn ra tại công ty, chúng tôi xin được tổng hợp lại những câu hỏi mà chắc chắn bạn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn. Từ đó giúp các thực tập sinh cảm thấy tự tin hơn, dễ dàng ghi điểm trong mắt đối tác Nhật Bản.  Bài viết này sẽ đề cập đến những câu hỏi trong phỏng vấn lao động đi Nhật thường gặp nhất, hy vọng giúp bạn có sự chuẩn bị thật tốt, gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.  Đó là lý do bạn cần chuẩn bị thật kỹ trước khi tham gia vào buổi phỏng vấn của mình.

Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?

   Đây là câu hỏi mà nghiệp đoàn Nhật sẽ hỏi bạn đầu tiên, nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là câu hỏi vô cùng quan trọng. Bạn nên trả lời khéo léo vào trọng tâm chính, tránh trả lời vòng vo lan man dẫn đến những câu nói mâu thuẫn với nhau. Qua câu hỏi đơn giản này mà phía công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ đánh giá được phần nào tính cách, năng lực, trình độ để các câu hỏi sau phù hợp với khả năng của bạn.
* Nhà tuyển dụng rất hay để ý đến sắc thái gương mặt và thái độ của bạn. Bởi vậy, bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thoải mái. Hãy luôn mỉm cười và cố gắng nhìn vào mắt hoặc tâm chán của họ. Trả lời dứt khoát và ngắn gọn, đừng giải thích quá nhiều. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Hầu hết người Nhật rất muốn biết tâm lý, lý do bạn sang Nhật và họ dựa vào phần giới thiệu và các câu trả lời để đoán tâm lý hành vi của bạn.

Điểm mạnh của bạn là gì?

   Khi gặp câu hỏi này bạn hãy trả lời một cách lưu loát. Hãy thể hiện sự tự tin, chân thật. Đây là lúc bạn thể hiện bản thân mình cũng như những hiểu biết về nhà tuyển dụng. Bạn hãy nói một cách thật thoải mái và ngắn gọn về điểm mạnh của bạn. Đừng kể  miên man và dài dòng, vừa tốn thời gian lại vừa khiến bạn gặp phải rắc rối.
* Bạn nên liệt kê từ 2 đến 3 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.
   Điểm mạnh của bạn đừng quá to, quá hoành tráng vì người Nhật không thích ứng viên nào quá tham vọng, họ sợ bạn sang đó rồi lại trốn ra ngoài. Bạn nên nói các điểm mạnh mà bạn thích. Ví dụ: Tôi có điểm mạnh là tôi thích trồng cây ăn quả. Hãy nói về điểm mạnh nào mang tính chất kiên trì và bền bỉ thì người Nhật rất đánh giá cao.

Vậy còn điểm yếu của bạn thì sao?

   Thông thường, câu hỏi này sẽ được hỏi trước hoặc sau khi hỏi về điểm mạnh của bạn. Nếu hỏi trước, bạn nên nói thật về yếu điểm của bạn. Nếu hỏi sau hãy trả lời một cách thật hài hước nhưng không thiếu phần nghiêm túc để tránh sự mất điểm đối với phía nghiệp đoàn, chẳng hạn: Mọi người thường nói nhút nhát, ít nói sau sẽ không làm được việc lớn và tôi cũng nghĩ vậy.
* Hãy trả lời điểm gì mà bạn thấy bạn kém nhất. Người Nhật đánh giá rất cao những người thật thà, chân thật. Vì vậy tốt nhất bạn hãy nói cái gì làm cho bạn sợ nhất hay việc gì bạn làm kém nhất. Các bạn hãy nói thật điểm yếu của mình. Những chú ý chọn điểm yếu nào mà không ảnh hưởng đến công việc mà họ đang tuyển nhé các bạn.

Tại sao bạn lại muốn làm việc tại Nhật Bản?

   Nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn đã có những tìm hiểu gì về đất nước, con người, môi trường làm việc mà bạn muốn đến.Bạn nên trả lời một số hiểu biết của bạn về những vẻ đẹp về nhất nước Nhật Bản, đức tính, thái độ mà bạn có thể học từ đất nước này. Bên cạnh đó, hãy thể hiện sự hiểu biết của mình về công ty bạn đang ứng tuyển và công việc mà mình sẽ làm nếu trúng tuyển. Bên cạnh đó, hãy thể hiện rằng bạn muốn gắn bó và làm việc lâu dài với họ.

Quá trình làm việc của bản thân và lý do tại sao lựa chọn đi XKLĐ

    Câu hỏi này mang ý khả kiểm tra độ nhạy bén, trách nhiệm trong công việc của bạn và do đó bạn phải trả lời làm sao để tạo được điểm cộng trong câu hỏi này.  Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tư suy nghĩ chứ không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người cần tìm việc và đã tìm hiểu công việc này rồi.
*  Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công việc mà bạn tham gia ứng tuyển và nếu trúng tuyển, làm việc này thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài. Hãy cho họ biết là dự tính của bạn sang làm việc này, vì sau này bạn về Việt Nam bạn muốn làm như vậy cho tốt. Ví dụ: Nam làm Hàn, sau tôi về Việt Nam tôi sẽ xin vào làm cho một cty cơ khí ở quê tôi, lúc đó tay nghề cao thì tôi được trả lương cao. Nữ làm nông nghiệp: Nhà tôi cũng làm nông nghiệp nhưng tôi thấy nông nghiệp ở Nhật rất tốt và hiệu quả. Vì vậy tôi muốn sang Nhật làm, để học hỏi cách thức làm việc khoa học, sau này về Việt Nam tôi sẽ làm nông nghiệp tốt hơn, tôi có ý định mở trang trại ở quê tôi sau này.


Bạn mong muốn có được mức lương là bao nhiêu?

   Đây là câu hỏi tế nhị, tương đối khó trả lời đối với những trường hợp rụt rè, nhưng cũng sẽ là điểm cộng cho việc bạn biết năng lực của mình và chính kiến đúng với những gì mình sẽ nhận lại. Và sẽ là quyết định cho việc bạn có được chọn hay không.
*  Bạn nên tìm hiểu mứcc lương của người lao động Nhật Bản để có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, hãy lựa chọn mức lương không quá cao nhưng cũng đừng quá thấp.


Trên đây là một số câu hỏi thường gặp khi bạn đi phỏng vấn xuất khẩu lao động. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng về những câu trả lời, thái độ và trang phục trước khi đi phỏng vấn. Những vấn để tưởng chừng nhỏ bé lại có thể là điểm quyết định đến sự thành công của bạn.
Thabilabco hà nội Chúc các bạn thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét