NHỮNG QUY TẮC
VÀNG CẦN NHỚ ĐỂ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG AN TOÀN, HỢP PHÁP
1.
Luôn tìm hiểu đầy đủ lợi ích và rủi ro trước
khi xuất khẩu lao động
Đi xuất khẩu lao động không phải là đi du
lịch hay ăn không ngồi rồi mà vẫn hái ra tiền và bên cạnh những lợi ích to lớn
mà nó mang lại còn tồn tại không ít rủi ro nếu người lao động không chuẩn bị kỹ
càng tâm lý cũng như sự hiểu biết. Bạn nên hiểu rằng đi xuất khẩu lao động là
đi làm thuê cho các ông chủ, doanh nghiệp,… tại nước ngoài bởi vậy bạn sẽ phải
thực hiện các yêu cầu (hợp pháp) của chủ sử dụng lao động và cũng có thể sẽ
phải làm theo định mức hoặc đảm bảo sản lượng.
Tiền lương và các thu nhập khác được xác
định qua hợp đồng lao động, muốn kiếm tiền ngoài lương chỉ có duy nhất một
cách: Làm thêm giờ. Mà điều này lại liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn.
Có người đã đổ bệnh vì lạm dụng phương cách đó. Cho nên có thể nói đây là một
chuyến đi làm việc xa nhà, vất vả, bởi
vậy phải biết chi tiêu có kế hoạch và tiết kiệm. Tuy nhiên, khi đã quen với nơi
làm việc và điều kiện lao động, không ai ngăn cản các bạn thăm thú đó đây trong
ngày nghỉ để biết thêm về đất nước con người sở tại.
2.
Kiểm tra tính pháp lý của đơn vị tuyển
dụng.
Trước
khi đặt niềm tin vào một đơn vị xuất khẩu lao động bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng
đơn vị ấy bằng cách yêu cầu họ cho xem các giấy tờ sau:
+
giấy phép hợp lệ do Bộ LĐ TB & XH cấp
+
Phiếu trả lời của Cục quản lý lao động ngoài nước đối với hợp đồng cung ứng lao
động của công ty tuyển dụng
+
giấy giới thiệu và các giấy tờ khác chứng minh người tư vấn cho bạn là nhân
viên của doanh nghiệp được phép tuyển dụng lao động trên địa bàn.
3.
Chỉ ký vào hợp đồng bạn đã hiểu kỹ trước khi
đi xuất khẩu lao động
Một bản hợp đồng rất quan trọng vì đó là tài
liệu mang tính pháp lý trong đó thể hiện những nhiệm vụ và nghĩa vụ của người
sử dụng lao động và bản thân bạn. Bởi vậy cần chắc chắn rằng bạn đã hiểu được
các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký. Tối thiểu một bản hợp đồng cần bao
gồm những thông tin sau:
+ Tên người sử dụng lao động
+ Tiền lương, tiền làm thêm giờ
và các chế độ được hưởng
+ Thời giờ làm việc, thời gian
nghỉ ngơi
+ Các khoản trợ cấp
+ Các khoản chi phí cụ thể mà bạn
phải trả
+ Các khoản khấu trừ từ lương
+ Nhiệm vụ công việc của bạn và
chi tiết về việc kết thúc hợp đồng
Lưu ý: Ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp cần ký ít nhất 5 ngày trước khi khởi hành, xuất cảnh.
4.
Luôn giữ các giấy tờ và gửi bản sao cho người
bạn tin tưởng
Bạn có quyền giữ giấy tờ tùy thân của mình.
Hãy nhớ luôn cất giữ hộ chiếu, visa, giấy phép lao động và những giấy tờ liên
quan đến việc làm của bạn. Không được đưa bản chính những giấy tờ trên cho
người sử dụng của bạn hoặc công ty tuyển dụng kể cả trong trường hợp được yêu
cầu giữ giúp. Đồng thời bạn cần sao chụp lại các giấy tờ trên và gửi bản sao
lại cho gia đình trước khi lên đường. Bạn cũng cần mang theo bên mình bản sao
của những giấy tờ trên.
Cũng
nên nhớ rằng bạn có quyền tự do đi lại, di chuyển. Người sử dụng lao động không
có quyền hạn chế sự đi lại của bạn và người sử dụng lao động không có quyền
khóa cửa phòng bạn. Bạn có quyền khóa cửa phòng từ phía trong.
5.
Tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy của
doanh nghiệp, phong tục tập quán của nước sở tại đồng thời không sa vào tệ nạn
xã hội, không phạm pháp.
Đi
xuất khẩu lao động, không ít bạn xuất thân từ lao động nông nghiệp. Một số bạn
đi từ công truờng, xí nghiệp trong nuớc. Hầu hết các bạn chưa quen với tác
phong công nghiệp, từ cung cách làm việc đến ăn, ở đi lại của các nước sở tại
được sản xuất theo quy trình công nghệ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt, nếu bạn vi
phạm người ta sẽ biết ngay và bạn sẽ bị kỷ luật. Ngoài giờ làm việc, bạn có dịp
tiếp xúc với nhân dân địa phương, phải tôn trọng phong tục tập quán của họ (ví dụ:
Trong quan hệ nam nữ, hút thuốc, uống rượu, kiêng một số loại thịt; tư thế tác
phong lúc đi thăm các nơi tôn nghiêm, tín ngưỡng…).
Ngoài
giờ làm việc (lúc tan ca hoặc ngày nghỉ), một số bạn “giải trí” bằng cách uống
rượu (có trường hợp tự nấu rượu lậu), đánh bạc thâu đêm. Điều này ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe của bạn, thậm chí có trường hợp gây mất an ninh trật tự như đánh
nhau, chửi bới làm suy giảm thể diện của người Việt Nam ở nước ngoài. Có bạn
còn bóc lột đồng nghiệp bằng cách cho vay nặng lãi, nghe lời rủ rê của kẻ xấu
bỏ trốn đi làm việc ở nơi khác với ước mơ cóthu nhập cao hơn. Xin khẳng định
với các bạn những việc đó là phạm pháp, bạn sẽ mất việc, bị trục xuất về nước.
Không ai chịu bồi thường cho bạn trong những trường hợp như vậy.
6.
Cập nhật thông tin về trách nhiệm
và quyền lợi của mình
Các bạn cần nắm vững các địa chỉ sau đây:
Điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam, của Ban Quản lý lao động hoặc đại
diện doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở
nước mình làm việc, để khi cần thiết các bạn có thể liên lạc đề nghị tư vấn
hoặc trợ giúp. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn
cầu hiện nay, người lao động ở nước ngoài rất dễ mất việc. Trong trường hợp đó,
các bạn cần bình tĩnh. Hiện nay, các nước nhập khẩu lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (TQ),
Singapore, Cộng hòa Czech, Malaysia… đã điều hành chính sách về vấn đề này để
trợ giúp một phần lao động hồi hương. Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam bồi thường cho đối tượng này theo
quy định của pháp luật.
Ngoài các địa chỉ hỗ trợ cung cấp thông tin
về việc làm nước ngoài, bạn cần liên hệ trực tiếp và thường xuyên với đơn vị
cung ứng lao động đã đưa bạn đi xuất khẩu lao động. Thực tế, Công ty xuất khẩu lao động mà
bạn chọn lựa để đi chính là đơn vị đồng hành và hỗ trợ bạn giải quyết tất cả
các phát sinh trong quá trình làm việc tại nước ngoài trước tiên bởi vậy hãy
liên hệ với họ để được trợ giúp ngay khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra nhé!
Chúc
các bạn thành công!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét